Có nên bỏ tiền đầu tư Bất Động Sản thời điểm này
Bất chấp dịch bệnh Covid-19 trong 2 năm qua, giá bất động sản vẫn liên tục tăng cao, theo đó, nhiều nhà đầu tư tay ngang e ngại “xuống tiền” vào thời điểm này sẽ bắt đỉnh giá đất.
Sợ bắt đỉnh bất động sản
Trong bối cảnh hiện nay, giá đất tại nhiều khu vực tăng mạnh khiến người dân đang có tâm lý “ôm” tiền nhảy vào thị trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn thị trường bất định nhiều nhà đầu tư tay ngang lại có sự lo lắng, phân vân không biết có nên bỏ tiền vào bất động sản ở thời điểm này hay không, khi giá đất vẫn tăng.
Anh Nguyễn Tú (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, có số tiền nhàn rỗi khoảng hơn 2 tỷ đồng, nghe những người bạn khuyên mua một mảnh đất để đầu tư thay vì gửi tiết kiệm. Bởi nếu gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm lãi suất chỉ khoảng 5 – 6%/năm.
Mấy năm vừa qua, có những khu vực giá đất tăng gấp 2 lần chỉ trong 1 năm, trong khi đó gửi tiết kiệm lãi suất thấp chỉ mang tính chất giữ tiền cho an toàn. Do đó, nhiều người bạn tôi cũng khuyên nên mang tiền bỏ vào đất. Tôi cũng đi xem một vài khu vực nhưng môi giới cũng phải thừa nhận thanh khoản vẫn chưa được cao như năm trước đó”, anh Tú chia sẻ.
Khi thấy thị trường bất động sản chậm rãi hơn trước đó anh Tú lại tỏ ra e ngại. Sợ rằng sau khi mua thị trường chững lại hoặc đi xuống thì sẽ dẫn tới việc lỗ vốn.
“Giá đất mấy năm nay đã liên tục tăng nóng, tôi e ngại rằng mua vào thời điểm này sẽ là bắt đỉnh. Khi đã tăng nhiều thì cũng sẽ phải đi ngang hoặc đi xuống, rất dễ sẽ lỗ vốn”, anh Tú nhận định.
Năm 2022 là thời điểm tốt để “thoát” hàng
Thực tế, không ít nhà đầu tư không chuyên cũng đang có suy nghĩ giống với anh Thành hiện tại.
Chia sẻ về hoạt động đầu tư trong bối cảnh hiện nay, Trần Minh – chuyên gia tư vấn đầu tư bất động sản cá nhân cho rằng, một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì lúc nào cũng có thể đầu tư. Nhưng đối với đa số nhà đầu tư không chuyên thì phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích của từng người.
Nhìn chung khi thị trường bất động sản hứng khởi thì việc đầu tư dễ mua dễ bán hơn, khi thị trường không tốt việc đầu tư sẽ trở nên khó khăn.
Theo ông Minh, trong bối cảnh hiện nay, đầu tư bất động sản có nhiều lợi thế. Đơn cử như: Lãi suất ngân hàng thấp (khoảng 7,5%), tổng đầu tư công năm 2022 trên 550.000 tỷ đồng đã và đang được giải ngân.
Chính trị trong nước ổn định. Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng… Tất cả những yếu tố đó đều tác động lên thị trường bất động sản, làm cho giá trị bất động sản gia tăng.
Tuy nhiên, hiện nay bất động sản tăng giá nhanh trên diện rộng. Số vốn đầu tư bất động sản ngày càng lớn, nở rộ ở nhiều phân khúc gây khó cho nhà đầu tư lựa chọn và phân tích khi đầu tư. Ngoài ra một số địa phương, chính quyền chưa chặt chẽ trong vấn đề quản lý đất đai cũng gây rủi ro về pháp lý cho nhà đầu tư.
Do đó, ông Minh khuyên, với người mới đầu tư thì yếu tố quan trọng nhất để bảo toàn vốn là pháp lý. Pháp lý tốt, chủ đầu tư uy tín, mua được ở vùng giá tốt sẽ đảm bảo một thương vụ đầu tư an toàn.
Cùng quan điểm, ông Cao Minh Thành – Tổng giám đốc MLAND Pro nhận định, năm 2022, thị trường tăng trưởng tốt, giá bất động sản vẫn tăng do thiếu hụt nguồn cung và không nhiều kênh đầu tư an toàn. Nhưng từ giữa năm 2023 thị trường có xu hướng đi xuống.
Ông Thành giải thích, một chu kỳ dài nhất của bất động sản là 5 năm và chu kỳ tốt khoảng 7 năm. Nhưng tính từ năm 2013 đến nay thị trường này đã tăng liên tục tới 9 năm, bất bình thường so với những chu kỳ thường lệ.
Bên cạnh đó, ông Thành chỉ ra 2 lý do khác có thể tác động đến thị trường bất động sản. Đầu tiên là các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô nhằm hạn chế dòng tiền chảy vào bất động sản sau một thời gian tăng trưởng mạnh nhờ gói hỗ trợ kinh tế, việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng…
Khi nhà nước siết dòng vốn vào bất động sản, thị trường trở nên đói vốn. Thứ hai, khi Covid-19 được kiểm soát, dòng tiền sẽ trải đều vào tất cả các ngành sản xuất. Tiền vào lĩnh vực bất động sản cũng trở nên hạn chế. Do đó ông Thành khuyên nên cân nhắc việc “găm” hàng sang 2023.
Lãnh đạo một doanh nghiệp khác cũng nhận định, năm 2022 – 2023, nhờ những gói hỗ trợ của nhà nước và ngân hàng nên dòng tiền vẫn lưu thông tốt. Đây là điều kiện để những nhà đầu tư đang “găm” đẩy mạnh việc thoát hàng.
Vị này dự báo, bước sang 2024 – 2025, đây là giai đoạn sản xuất đã ổn định, cũng là lúc có nguy cơ lạm phát tăng cao và ngân hàng có khả năng sẽ rút dòng tiền lưu thông bằng cách cắt giảm các gói kích thích kinh tế và tăng lãi suất. Đây là thời điểm đen tối nhất của thị trường bất động sản, thị trường sẽ giảm sâu.
Nguồn: Tuấn Minh